Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh là một trong những loại giấy tờ quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải có. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có đầy đủ kiến thức về loại giấy tờ này, đặc biệt là khi họ mới bắt đầu kinh doanh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, từ định nghĩa, quy trình đăng ký cho đến những điều cần lưu ý khi sử dụng giấy tờ này.
Bảng Tóm Tắt Nội Dung
Ưu và nhược điểm của địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ.
Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty mẹ. Những doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vị kinh doanh của mình nhưng không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh nhưng lại có thể phát sinh được hoạt động kinh doanh (khác với văn phòng đại diện công ty chỉ là nơi giao dịch, giới thiệu sản phẩm) thì nên lựa chọn hình thức thành lập địa điểm kinh doanh.
Ưu điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh là:
- Có thể thành lập dễ dàng tại các tỉnh thành trong cả nước;
- Thủ tục khi chấm dứt, thay đổi địa điểm kinh doanh (nhất là thay đổi khác quận) đơn giản hơn so với chi nhánh và văn phòng đại diện;
- Được phát sinh hoạt động kinh doanh so với văn phòng đại diện và thủ tục kê khai thuế đơn giản hơn chi nhánh công ty;
Tuy nhiên, hình thức này cũng có những nhược điểm như:
- Địa điểm kinh doanh phải đóng thuế môn bài 1.000.000 đồng/năm;
- Nhược điểm của địa điểm kinh doanh với chi nhánh là bất tiện do không có con dấu riêng nên địa điểm kinh doanh sử dụng chung con dấu với công ty. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp có thể khắc nhiều con dấu nên nhược điểm này cũng đã phần nào được hạn chế, doanh nghiệp cần của hoặc ủy quyền người ký hợp đồng cho địa điểm kinh doanh để tiện giao dịch, ký kết hợp đồng (nhất là các địa điểm kinh doanh khác tỉnh so với trụ sở chính công ty mẹ).
Những điều bạn cần biết về giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh là gì?
Theo quy định pháp luật, địa điểm kinh doanh chính thức của doanh nghiệp được cấp một Giấy chứng nhận: đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh. Giấy chứng nhận này là riêng biệt và song song với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đây được coi là cơ sở pháp lý mà cơ quan có thẩm quyền cấp cho việc thành lập cũng như đi vào hoạt động của địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường.
Các thông tin chính trên giấy chứng nhận
Nội dung của Giấy chứng nhận có các thông tin chính như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố.
- Tên giấy chứng nhận
- Mã số địa điểm kinh doanh,
- Ngày cấp lần đầu và ngày đăng ký thay đổi (Trường hợp có thay đổi)
- Chữ ký kèm họ và tên của người thực hiện (Phó trưởng phòng hoặc Trường phòng đăng ký kinh doanh) có đóng dấu. Thông tin nằm ở cuối của Giấy chứng nhận
- Tên địa điểm kinh doanh
- Tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt
- Tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài.
- Tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp viết tắt.
- Địa chỉ địa điểm kinh doanh
- Phải ghi địa chỉ đủ 4 cấp bao gồm: số nhà, tổ/ấp/đường/khu phố, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố của địa điểm kinh doanh
- Và các thông tin liên lạc khác bao gồm: số điện thoại, email, fax, website…
- Thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh
- Họ và tên đầy đủ, giới tính.
- Ngày tháng năm sinh, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch.
- Loại giấy tờ chứng thực cá nhân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu theo quy định. Số giấy tờ chứng thực (bao gồm ngày cấp, nơi cấp, đơn vị cấp).
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với người đứng đầu địa điểm.
- Nơi ở hiện tại của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
- Thông tin về doanh nghiệp chủ quản của địa điểm kinh doanh
- Tên doanh nghiệp.
- Mã số doanh nghiệp.
- Địa chỉ trụ sở chính.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh
Để thành lập một địa điểm kinh doanh hợp pháp, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề pháp lý sau:
- Địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh không được đăng ký tại chung cư, nhà tập thể, nhà không sử dụng cho mục đích văn phòng, thương mại.
- Người đứng đầu địa điểm kinh doanh được bổ nhiệm hợp pháp và có đủ trình độ quản lý khi địa điểm kinh doanh có triển khai kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh.
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người này không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Nộp hồ sơ và chờ kết quả
Bạn tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh (chứ không phải Sở kế hoạch đầu tư nơi đặt trụ sở chính).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp và cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Thủ tục cần làm sau khi thành lập địa điểm kinh doanh
- Treo biển hiệu tại địa điểm kinh doanh. Tên địa điểm kinh doanh phải phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
- Kê khai và đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
- Kê khai, báo cáo thuế tại cơ quan thuế quản lý của địa điểm kinh doanh nếu phát sinh hoạt động kinh doanh (nếu khác tỉnh so với trụ sở chính của công ty mẹ).
Trên đây là những gì bạn cần biết về Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cũng như cách xin cấp loại giấy chứng nhận này. Mặc dù không quá phức tạp nhưng đối với người chưa quen với các thủ tục pháp lý và cách chuẩn bị hồ sơ thì vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn và dễ dẫn tới việc lãng phí thời gian, công sức.
Nhưng bạn yên tâm vì đã có Minh Nhi N2N, chúng tôi tự tin cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ đăng ký địa điểm kinh doanh chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả. Mục tiêu của chúng tôi chính là sự hài lòng và lợi ích của khách hàng.
Đến với Minh Nhi N2N, bạn sẽ được chăm sóc và tư vấn bởi đội ngũ bao gồm các chuyên gia kinh doanh và pháp lý am hiểu nhất trong ngành.
Cùng Doanh Nghiệp phát triển bền vững luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động và dịch vụ của chúng tôi.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua nút Liên Hệ ở góc phải màn hình, hoặc qua các kênh sau, Minh Nhi N2N luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn miễn phí:
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Minh Nhi N2N
Địa chỉ: 91 Nguyễn Thanh Tuyền, Phường 2, Quận Tân Bình
Tel: 0989.139.333
Email: [email protected]
Website: https://minhnhi.vn
Cảm ơn bạn! Chúc bạn thành công
Bảng giá dịch vụ thành lập công ty tại TpHCM