Khi mở một công ty, bạn sẽ cần phải chuẩn bị rất nhiều vấn đề, thông tin và thủ tục liên quan. Bên cạnh đó bạn còn phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về doanh nghiệp để có thể bắt đầu đi vào kinh doanh một cách vững vàng nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng am hiểu đủ về những vấn đề này để có thể hỗ trợ bạn. Vì thế hôm nay, Minh Nhi N2N sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: Muốn thành lập công ty cần những điều kiện gì? một cách cụ thể và chi tiết nhất.
Có bốn vấn đề lớn mà bạn sẽ cần phải nắm rõ khi muốn thành lập một công ty, đó là:
- Những kiến thức cơ bản cần phải biết về doanh nghiệp, công ty
- Về chủ thể của doanh nghiệp và các cổ đông
- Thời gian thành lập công ty là bao lâu? Chi phí như thế nào?
- Những vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập công ty
Bảng Tóm Tắt Nội Dung
Những điều cơ bản cần biết về doanh nghiệp, công ty
Công ty, doanh nghiệp là gì?
Công ty là một pháp nhân, tổ chức có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý khác như chính trị, kinh tế, xã hội…
Khi bạn thành lập công ty, nghĩa là bạn đã tạo ra một pháp nhân để tham gia hoạt động pháp lý thay cho bạn. Công ty có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
Loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tại Việt Nam bao gồm Công ty TNHH, Công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, bạn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của bản thân khi chọn loại hình doanh nghiệp này.
Các loại hình doanh nghiệp hiện nay
Hiện nay, có các loại hình doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty TNHH một thành viên
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
- Hợp tác xã
Trong đó, có 3 loại hình được chú trọng và đăng ký thường xuyên nhất là:
- Công ty TNHH một thành viên
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
Để xác định loại hình doanh nghiệp, bạn dựa vào số thành viên góp vốn:
- Công ty TNHH một thành viên: Có 1 thành viên góp vốn, có quyền quyết định tối cao.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: có từ 2 – 50 thành viên góp vốn.
- Công ty cổ phần: Có 3 thành viên trở lên.
Loại hình doanh nghiệp có thể thay đổi dễ dàng sau khi thành lập.
Trong quá trình kinh doanh, loại hình doanh nghiệp không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty. Hãy chọn loại hình đúng với số thành viên góp vốn của bạn. Bạn cũng có thể dễ dàng thay đổi loại hình, nên không cần quá chú trọng vào việc này.
Tên công ty
Tên doanh nghiệp gồm Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
VD: Công ty TNHH XYZ, Công ty Cổ phần The Sun
Tên công ty:
- Không được trùng tên với công ty khác. Kiểm tra và tra cứu tên công ty tại đây.
- Được phép đặt tên công ty bằng tiếng Anh.
- Công ty TNHH một thành viên chỉ cần ghi loại hình là “Công ty TNHH”, không bắt buộc phải ghi “Công ty TNHH MTV”
- Nên đặt tên công ty càng ngắn càng tốt.
- Không nên đặt ngành nghề cụ thể vào tên công ty để dễ dàng cho việc mở rộng kinh doanh trong tương lai.
Ngành nghề kinh doanh của công ty
Doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.
Doanh nghiệp có thể đăng ký rất nhiều ngành nghề. Vì vậy, khi đăng ký, bạn nên ghi vào tất cả các ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của công ty. Thông thường, nên đăng ký từ 15 – 20 ngành nghề.
Một số ngành nghề có điều kiện, yêu cầu bạn phải có giấy phép kinh doanh hoặc vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp định). Xem danh sách tại đây.
Khi đăng ký ngành nghề, bạn nên ghi rõ ràng đến mã cấp 4 của ngành nghề đó. (Xem Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam)
Trụ sở công ty
Bạn cần có một địa chỉ rõ ràng để làm trụ sở công ty. Đây là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Lưu ý:
- Căn hộ chung cư không được sử dụng làm nơi đặt trụ sở chính (trừ các căn hộ dạng officetel).
- Đối với trường hợp đi thuê mặt bằng, văn phòng hoặc nhà ở riêng lẻ để đặt trụ sở chính, nên thỏa thuận kỹ với chủ nhà về thời gian thuê, giá thuê. Tránh tình trạng phải thay đổi địa chỉ trụ sở chính sau khi đã có giấy phép kinh doanh vì người cho thuê đổi ý, không cho thuê nữa.
Chủ thể khi thành lập công ty, các vấn đề về cổ đông và vốn
Điều kiện về chủ thể khi thành lập doanh nghiệp
Có CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân.
Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (Công chức, viên chức…).
Xác định số thành viên góp vốn, cổ đông
Thành viên góp vốn, cổ đông có quyền ra quyết định thành lập và điều hành công ty trong suốt quá trình trình tồn tại. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi hợp tác với cá nhân, tổ chức cùng thành lập công ty.
Đồng thời, cần phải xác định rõ về tỷ lệ góp vốn và trách nhiệm của các thành viên khi hợp tác, tránh xảy ra tranh chấp trong quá trình hoạt động.
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là tổng số tài sản, tiền mà các thành viên/ cổ đông, chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày để doanh nghiệp hoạt động. Do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh.
Số vốn này thể điều chỉnh tăng lên bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn và thủ tục cũng rất đơn giản.
Số vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp hàng năm của doanh nghiệp.
Ngoại trừ một số ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định (mức vốn tối thiểu), thì pháp luật không có yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiếu.
Công ty TNHH và công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đã đăng ký. Vì vậy, bạn nên chọn mức vốn vừa phải với tình hình kinh doanh của công ty. Vốn điều lệ càng cao thì trách nhiệm pháp lý càng cao.
Chi phí và thời gian cần thiết khi thành lập công ty
Chắc chắn đây cũng là một vấn đề quan trọng mà mọi người đều quan tâm khi thắc mắc Muốn thành lập công ty cần những điều kiện gì đúng không nào? Cùng tìm hiểu nhé:
Chi phí để thành lập công ty
Một số lệ phí và chi phí ước tính, nếu bạn trực tiếp thực hiện thành lập công ty, không qua dịch vụ.
- Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký: 100.000 VND
- Phí bố cáo điện tử: 300.000 VND
- Phí khắc dấu: 350.000 VND
- Phí thuế môn bài: 2.000.000 VND/năm (vốn dưới 10 tỷ) hoặc 3.000.000 VND/năm (vốn trên 10 tỷ)
- Phí mua chữ ký số điện tử: 1.000.000 – 2.000.000 VND/năm
- Phí in và phát hành hóa đơn (tùy số lượng).
Chi phí tối thiểu để vận hành công ty
Chi phí vận hành công ty tối thiểu trong 1 năm
- Phí thuế môn bài: 2.000.000 VND/năm (vốn dưới 10 tỷ) hoặc 3.000.000 VND/năm (vốn trên 10 tỷ)
- Phí mua chữ ký số điện tử: 1.000.000 – 2.000.000 VND/năm
- Phí in và phát hành hóa đơn (tùy số lượng).
- Phí thuê dịch vụ kế toán
- Chi phí thuê trụ sở kinh doanh (nếu có)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (khoảng 20% một năm, tùy quy định cụ thể)
Thời gian cần thiết khi làm thủ tục thành lập công ty
- Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 – 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ
- Thời gian đăng bố cáo, khắc con dấu, đăng ký mẫu con dấu: 1 – 3 ngày làm việc
- Tổng thời gian cho việc khai báo thuế ban đầu và xin giấy phép để xuất hóa đơn cho doanh nghiệp: kéo dài khoảng 15 – 25 ngày làm việc
Tuy nhiên, bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề thời gian hay chi phí nữa khi đã có dịch vụ thành lập công ty trọn gói của Minh Nhi N2N. Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên nghiệp, chỉ sau 4 ngày làm việc là chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành 100% việc thành lập công ty của mình.
Thủ tục thành lập công ty và những vấn đề liên quan
Thủ tục thành lập công ty
Thủ tục thành lập doanh nghiệp hiện nay đã đơn giản hơn rất nhiều so với thời gian trước đây, nhờ vào nỗ lực đơn giản hóa thủ tục hành chính của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư.
Giờ đây, bạn có thể lựa chọn cách thành lập công ty qua mạng hoặc nộp trực tiếp.
Về mọi chi tiết cụ thể thì bạn hãy đọc trong bài viết này của Minh Nhi N2N: Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Thế nhưng dù bạn đã nắm được trình tự làm thủ tục thì với những cá nhân thành lập công ty lần đầu, chắc chắn vẫn sẽ không tránh khỏi bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn cũng như đòi hỏi sự kiên nhẫn và làm quen dần dần. Chúng tôi thật tâm khuyên bạn nên thuê đơn vị chuyên nghiệp để tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho bản thân.
Những công việc phải thực hiện khi vận hành công ty
Khi đã đăng ký doanh nghiệp thành công và đi vào hoạt động, công ty của bạn sẽ phải thực hiện những việc quan trọng dưới đây:
- Khắc bảng hiệu và treo bảng tại trụ sở công ty.
- Lập sổ sách kế toán của DN.
- Báo cáo thuế hàng tháng/ quý
- Báo cáo sử dụng lao động mỗi năm 2 lần
- Báo cáo tài chính mỗi năm 1 lần
- Đóng thuế môn bài Nộp 1 năm/lần, chậm nhất vào ngày 30/01.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm và không muốn đau đầu vì những vấn đề về kế toán và thuế, thì Minh Nhi N2N cũng có thể giúp bạn với Dịch vụ kế toán của chúng tôi!
Như vậy là đến đây, chắc hẳn bạn đã có thể biết được Muốn thành lập công ty cần những điều kiện gì rồi đúng không nào. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp thì hãy liên hệ với Minh Nhi N2N qua nút liên lạc ở góc phải màn hình.
Mục tiêu của chúng tôi chính là sự hài lòng và lợi ích của khách hàng.
Đến với Minh Nhi N2N, bạn sẽ được chăm sóc và tư vấn bởi đội ngũ bao gồm các chuyên gia kinh doanh và chuyên gia luật am hiểu nhất trong ngành.
Cùng Doanh Nghiệp phát triển bền vững luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động và dịch vụ của chúng tôi.