Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?

Đối với những người đang bắt đầu muốn kinh doanh hay hành lập công ty lần đầu thì việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp sẽ làm bạn khá đau đầu. Lựa chọn của bạn sẽ dẫn tới nhiều hệ quả, như cách đăng ký, thủ tục thành lập, vốn, địa điểm… Hôm nay Minh Nhi N2N sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt nhất cho câu hỏi Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?

Nen Thanh Lap Loai Hinh Doanh Nghiep Nao 1

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể?

Trước hết, nếu bạn muốn kinh doanh, khởi nghiệp thì bạn cần phải xác định được mình nên thành lập một công ty (doanh nghiệp) hay một hộ kinh doanh. Chúng tôi sẽ giúp bạn so sánh những ưu nhược điểm của 2 loại hình này. Sau đó, tùy vào mô hình kinh doanh, khả năng phát triển và nguồn lực của mình mà bạn hãy chọn loại hình phù hợp cho bản thân.

Bảng so sánh giữa công ty và hộ kinh doanh cá thể:

Hộ Kinh Doanh Cá ThểCông Ty (Doanh Nghiệp)
Thủ tục đăng ký đơn giản hơn rất nhiều.Thủ tục đăng ký phức tạp.
1 người chỉ đăng ký được 1 hộ kinh doanh cá thể1 người có thể đăng ký nhiều công ty
Chỉ được kinh doanh tại 1 địa điểm duy nhất
(địa điểm đã đăng ký)
Kinh doanh được ở nhiều địa điểm
Có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện
Chỉ 1 người đại diệnCó thể đứng tên nhiều người đại diện
Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của người đăng kýChỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn đã đăng ký
(trừ doanh nghiệp tư nhân)
Có dưới 10 lao độngCó nhiều người lao động
Không được đặt trùng tên hộ kinh doanh trong phạm vi quận, huyệnKhông được đặt trùng tên công ty trong cả nước
Chỉ có giấy phép kinh doanhCó giấy phép kinh doanh + dấu tròn
Có giới hạn về số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanhKhông giới hạn số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh
Không xuất hóa đơn VAT, không khấu trừ thuế GTGT cho bạn hàng
(hạn chế đối tác mua bán)
Được xuất hóa đơn VAT, được khấu từ thuế GTGT
Thuế khoán cố định do cơ quan thuế quy định
Thủ tục thuế rất đơn giản – không cần kế toán
Không phải báo cáo thuế
Phương pháp thuế khấu trừ
Thủ tục thuế tương đối phức tạp – cần có bộ phận kế toán
Báo cáo thuế hàng quý, hàng năm
Thủ tục giải thể đơn giảnThủ tục giải thể phức tạp và kéo dài

Như vậy, nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể là hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô và khả năng phát triển mô hình kinh doanh của bạn.

  • Hộ kinh doanh cá thể: phù hợp với quy mô kinh doanh nhỏ, lẻ, trong phạm vi gia đình, ít nhân công, dễ quản lý, không có ý định mở rộng sản xuất.
  • Công ty: phù hợp với quy mô rộng, nhiều nhân công, có nhiều kinh phí và mở rộng sản xuất trong tương lại, mô hình quản lý phức tạp.

Nếu như bạn quyết định lựa chọn thành lập công ty (doanh nghiệp), thì hãy đi đến bước tiếp theo. Đó là chọn loại hình doanh nghiệp thích hợp.

Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?

Công ty, doanh nghiệp là gì?

Công ty là một pháp nhân, tổ chức có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý khác như chính trị, kinh tế, xã hội…

Khi bạn thành lập công ty, nghĩa là bạn đã tạo ra một pháp nhân để tham gia hoạt động pháp lý thay cho bạn. Công ty có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.

Loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tại Việt Nam bao gồm Công ty TNHH, Công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, bạn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của bản thân khi chọn loại hình doanh nghiệp này.

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay

Hiện nay, có các loại hình doanh nghiệp sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty TNHH một thành viên
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh
  • Hợp tác xã

Trong đó, có 3 loại hình được chú trọng và đăng ký thường xuyên nhất là:

  • Công ty TNHH một thành viên
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần

Cách chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

Bạn nên dựa theo số người góp vốn để quyết định loại hình doanh nghiệp ban đầu.

Thành viên góp vốn, cổ đông có quyền ra quyết định thành lập và điều hành công ty trong suốt quá trình trình tồn tại. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi hợp tác với cá nhân, tổ chức cùng thành lập công ty.

Đồng thời, cần phải xác định rõ về tỷ lệ góp vốn và trách nhiệm của các thành viên khi hợp tác, tránh xảy ra tranh chấp trong quá trình hoạt động.

Sau khi đã xác định đúng số người góp vốn, bạn hãy chọn loại hình doanh nghiệp theo quy tắc sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ và là đại diện pháp luật (loại hình này có tính rủi ro về mặt pháp lý cao, rất ít người lựa chọn).
  • Công ty TNHH một thành viên: 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ, có thể thuê mướn người đại diện pháp luật.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: gồm 2 cá nhân (hoặc tổ chức) và có không quá 50 cá nhân (hoặc tổ chức) góp vốn, có thể thuê mướn người đại diện pháp luật.
  • Công ty cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên góp vốn, có thể thuê mướn người đại diện pháp luật.

Kết Luận

Vậy là Minh Nhi N2N đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về việc nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào rồi. Hi vọng bạn sẽ hiểu rõ sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp và đưa ra quyết định tốt nhất cho mình.

Tuy nhiên bạn cũng không cần phải quá lo lắng hay đau đầu. Bởi vì lựa chọn thành lập loại hình doanh nghiệp nào chỉ ảnh hưởng nhiều tới quá trình làm thủ tục đăng ký, cũng như thời gian hoạt động ban đầu của công ty bạn. Về sau, nếu có thay đổi trong cơ cấu công ty thì bạn có thể thay đổi loại hình doanh nghiệp trong quá trình hoạt động bất cứ lúc nào.

Để hiểu rõ hơn về tất cả những điều cần biết  khi muốn thành lập công ty, doanh nghiệp. Bạn hãy tham khảo bài viết sau: Muốn thành lập công ty cần những điều kiện gì?

Ngoài ra, chúng tôi cũng có thể giúp bạn hoàn toàn trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cho tốt, và tất cả các thủ tục liên quan khác với dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói. Bạn chỉ cần liên hệ với Minh Nhi N2N để được đội ngũ chuyên gia tư vấn tận tình và giải đáp mọi thắc mắc. Cùng bạn đặt viên gạch đầu tiên, xây nền móng vững chắc cho quá trình khởi nghiệp của bạn!

Thu Tuc Thanh Lap Doanh Nghiep Tai Tan Binh Tp Hcm 5