Thủ tục cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Việc thành lập doanh nghiệp chỉ là bước đầu tiên, sau đó còn rất nhiều thủ tục quan trọng mà bạn cần phải hoàn tất để đưa doanh nghiệp vào hoạt động chính thức. Cùng Minh Nhi N2N tìm hiểu tất cả những thủ tục cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp qua bài viết này nhé!

Thu Tuc Can Lam Sau Khi Thanh Lap Doanh Nghiep

Các thủ tục pháp lý về nhận diện công ty

Bước 1: Khắc dấu

Liên hệ với công ty khắc dấu để khắc dấu tròn cho doanh nghiệp.

Chi phí khắc dấu là 450.000 VND.

Bước 2: Thông báo mẫu dấu

Nộp thông báo mẫu dấu theo Phụ lục II-8, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

Nơi nộp: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố, nơi đặt trụ sở kinh doanh. Hoặc nộp qua mạng tại dangkyquamang.dkkd.gov.vn (Xem hướng dẫn tại đây)

Bước 3: Treo biển hiệu, lập tài khoản và thông báo tài khoản ngân hàng

Thực hiện treo biển hiệu tại trụ sở kinh doanh của công ty. Không có quy định bắt buộc về kích thước biển hiệu. Bạn có thể treo biển hiệu nhỏ (20 x 30 cm, 30 x 40 cm) hoặc loại lớn hơn, tùy ý.

Đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để lập tài khoản ngân hàng cho công ty. Nhân viên của ngân hàng sẽ hỗ trợ bạn. Nên chuẩn bị tiền để nạp vào tài khoản này bao gồm: Ký quỹ lập tài khoản 1.000.000 VND (nếu có) + tiền thuế môn bài (2.000.000 – 3.000.000 VND tùy theo vốn điều lệ)

Thông báo Số tài khoản ngân hàng cho cơ quan đăng ký kinh doanh (có thể thực hiện qua mạng). Xem chi tiết

Bước 4: Mua chữ ký số

Liên hệ các đơn vị cung cấp để mua chữ kí số. Chi phí: 1.000.000 – 2.000.000 VND/ năm

Bạn cũng có thể liên hệ Minh Nhi N2N để mua chữ kí số với giá rẻ và uy tín.

Phát hành hóa đơn điện tử

Nên lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử uy tín

Với những ưu điểm vượt trội như tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tăng tính hiệu quả và chính xác trong quản lý tài chính, hóa đơn điện tử đã trở thành một trong những công nghệ tiên tiến và phổ biến nhất trong quản lý kinh doanh hiện nay.

Tuy nhiên, để có thể sử dụng hóa đơn điện tử một cách hiệu quả và đúng quy định pháp luật, doanh nghiệp cần tìm kiếm và lựa chọn một đối tác cung cấp hóa đơn điện tử uy tín và chuyên nghiệp. Một đối tác uy tín sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được những rủi ro phát sinh về pháp lý, đảm bảo tính bảo mật và an toàn thông tin của dữ liệu, cũng như đáp ứng các yêu cầu về hóa đơn điện tử theo quy định của cơ quan chức năng.

Với kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực cung cấp hóa đơn điện tử, Minh Nhi N2N cam kết cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử uy tín và chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý, đảm bảo tính bảo mật và an toàn thông tin của dữ liệu, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế và kế toán một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất trong việc sử dụng hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp của bạn.

Thủ tục phát hành hóa đơn điện tử

Nếu bạn sử dụng dịch vụ cung cấp hóa đơn điện tử của Minh Nhi N2N, chúng tôi sẽ tạo toàn bộ hồ sơ hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp của bạn bao gồm:

  • Quyết định áp dụng hoá đơn điện tử (Theo Mẫu số 1, Thông tư 32/2011/TT-BTC)
  • Hóa đơn mẫu, hóa đơn chuyển đổi
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử, nội dung chính bao gồm:
    • Tên đơn vị phát hành hoá đơn điện tử, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại
    • Các loại hoá đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số… đến số…));
    • Tên cơ quan thuế tiếp nhận thông báo;
    • Ngày lập Thông báo phát hành;
    • Tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị (trường hợp gửi Thông báo phát hành tới cơ quan thuế bằng giấy); hoặc chữ ký điện tử của tổ chức phát hành (trường hợp gửi đến cơ quan thuế bằng đường điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế).

Sau đó, tiến hành nộp hồ sơ bằng 1 trong 2 cách sau:

  • Nộp trực tiếp hồ sơ phát hành hóa đơn tại cơ quan thuế, hồ sơ bao gồm
    • Quyết định sử dụng hóa đơn điện tử;
    • Hóa đơn mẫu, hóa đơn chuyển đổi;
    • Thông báo phát hành hóa đơn theo mẫu số 2, Thông tư 32/2011/TT-BTC.
  • Nộp hồ sơ phát hành hóa đơn qua hệ thống thuế điện tử, hồ sơ bao gồm
    • Quyết định sử dụng hóa đơn điện tử;
    • Hóa đơn mẫu, hóa đơn chuyển đổi;
    • Thông báo phát hành hóa đơn theo mẫu TB01/AC (ban hành theo thông tư số 26/2015/TT-BTC ban hành ngày 27/02/2015) được kết xuất từ phần mềm hỗ trợ kê khai (HTKK).

Sau 2 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ phát hành hóa đơn điện tử, doanh nghiệp tra cứu thông tin hóa đơn được cập nhật trên hệ thống hay chưa tại địa chỉ: http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/

Nếu thấy kết quả hóa đơn đã có đầy đủ thông tin: Thông báo phát hành hoá đơn thành công, doanh nghiệp được phép sử dụng hoá đơn điện tử đã đăng ký. Còn nếu thông báo của hệ thống là không thành công thì doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp cơ quan thuế quản lý để biết lý do và tiến hành thực hiện lại thủ tục phát hành hoá đơn.

Đăng ký và khai báo thuế

Bước 1: Đăng ký thuế điện tử

Đăng ký nộp thuế điện tử tại địa chỉ  thuedientu.gdt.gov.vn

Tại bước này, bạn sẽ đăng ký tài khoản ngân hàng đã tạo và chữ ký số đã mua vào tài khoản thuế.

Bạn cần ra ngân hàng để gửi xác nhận sau khi đăng ký xong.

Bước 2: Nộp thuế môn bài

Nộp thuế môn bài qua tài khoản thuế và tài khoản ngân hàng đã tạo tại  thuedientu.gdt.gov.vn

Phí thuế môn bài: 2.000.000 hoặc 3.000.000 VND / năm tùy theo vốn điều lệ công ty

  • Vốn điều lệ dưới 10 tỷ: thuế môn bài 2.000.000 VND/năm
  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ: thuế môn bài 3.000.000 VND/năm

Nếu công ty của bạn thành lập từ ngày 1 tháng 7 đến 31 tháng 12 thì chỉ đóng phí môn bài nửa năm, tức là 1.000.000 VND hoặc 1.500.000 VND.

Bước 3: Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu

Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

1/ Công văn đề nghị sử dụng đặt in hoá đơn GTGT (nếu doanh nghiệp muốn đặt in hoá đơn Giấy – hoá đơn viết tay) – Tải mẫu

2/ Tờ khai đăng ký thực hiện hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn – Tải mẫu

3/ Bảng đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định – Tải mẫu

4/ Quyết định bổ nhiệm kế toán – Tải mẫu

5/ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc – Tải mẫu

6/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy tờ chứng thực của đại diện pháp luật sao y chứng thực hoặc photo (tuỳ chi cục thuế quận)

7/ Giấy uỷ quyền (trường hợp uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ) – Tải mẫu

Ngoài ra, một số chi cục thuế sẽ yêu cầu thêm các Giấy tờ khác như: Thông tin doanh nghiệp, Hợp đồng thuê nhà (hoặc hợp đồng mượn nhà), …

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hoá đơn điện tử, khi nộp hồ sơ khai thuế ban đầu thì không cần nộp mẫu Công văn đề nghị sử dụng đặt in hoá đơn GTGT.

Nơi nộp: Chi cục thuế quận/huyện, nơi đặt trụ sở kinh doanh

Bước này tương đối phức tạp nếu bạn chưa có kinh nghiệm, nên bạn cần chuẩn bị tâm lý vì có thể kéo dài. Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo thủ tục được thực hiện chính xác nhất, bạn nên thuê một đơn vị chuyên nghiệp thực hiện giúp mình. Tham khảo Dịch vụ kế toán – báo cáo thuế TpHCM tại đây, hoặc liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ và giải đáp thắc mắc.

Xin giấy phép kinh doanh ngành nghề (nếu có)

Nếu bạn đăng ký ngành nghề có điều kiện, thì bạn phải tìm hiểu thêm nhiều về giấy phép kinh doanh của ngành nghề đó và thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh con.

Nếu không có giấy phép kinh doanh con, bạn có thể bị phạt và không được phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện đã đăng ký.

Thực hiện nghĩa vụ thuế

Thực hiện nghĩa vụ thuế hàng tháng, hàng quý, hàng năm, bao gồm:

  • Lập sổ sách kế toán của DN.
  • Báo cáo thuế hàng tháng/ quý
  • Báo cáo sử dụng lao động mỗi năm 2 lần
  • Báo cáo tài chính mỗi năm 1 lần
  • Đóng thuế môn bài Nộp 1 năm/lần, chậm nhất vào ngày 30/01.
  • Nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN

Lưu ý: Nếu công ty bạn thành lập vào cuối chu kỳ tính thuế của quý thì bạn vẫn phải kê khai thuế trong quý đó với số liệu bằng 0, mặc dù công ty chưa có doanh thu.

Tổng kết lại, sau khi thành lập doanh nghiệp, việc thực hiện đúng các thủ tục pháp lý và kế toán là rất quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được suôn sẻ và hiệu quả. Nhưng đây chỉ là một phần trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm/dịch vụ, quản lý nhân sự và quản lý tài chính vẫn là những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp.

Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp ích cho bạn trong việc hiểu rõ hơn về thủ tục cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ trong quá trình hoạt động kinh doanh, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Chúc cho doanh nghiệp của bạn ngày càng phát triển và thành công!

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Minh Nhi N2N

Địa chỉ: 91 Nguyễn Thanh Tuyền, Phường 2, Quận Tân Bình

Tel: 0989.139.333

Email: [email protected]

Website: https://minhnhi.vn