Các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp sản xuất

Kế toán là một phần quan trọng của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất, vì chúng liên quan đến việc quản lý và kiểm soát các hoạt động sản xuất, lưu trữ, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp sản xuất và vai trò quan trọng của chúng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nghiep Vu Ke Toan Trong Doanh Nghiep San Xuat

Kế toán trong doanh nghiệp sản xuất

Cách xác định giá thành sản phẩm

Theo quy định hiện nay thì giá thành sản phẩm, dịch vụ được xác định trên cơ sở 3 loại chi phí chính:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
  • Chi phí nhân công trực tiếp.
  • Chi phí sản xuất chung (ở phân xưởng sản xuất).

Các nhiệm vụ chính của kế toán trong doanh nghiệp sản xuất

  • Tập hợp và phân bổ chính xác, kịp thời các loại chi phí sản xuất theo từng đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành. Trên cơ sở đó, kiểm tra tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí sản xuất.
  • Tính toán chính xác giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) của sản phẩm dịch vụ hoàn thành. Đồng thời, phản ánh lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, nhập kho hay tiêu thụ (chi tiết từng hoạt động, từng mặt hàng).
  • Cung cấp các tài liệu cần thiết cho các bộ phận có liên quan

Các tài khoản thường xuyên sử dụng trong kế toán cho doanh nghiệp sản xuất

  • Tài khoản 111 – Tiền mặt
  • Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng
  • Tài khoản 142 – Chi phí trả trước
  • Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu
  • Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ
  • Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
  • Tài khoản 155 – Thành phẩm
  • Tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ
  • Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên
  • Tài khoản 335 – Chi phí phải trả
  • Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác
  • Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  • Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
  • Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung.

Các nghiệp vụ chính của kế toán trong doanh nghiệp sản xuất

Khi xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm, ghi: 
  • Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
  • Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Khi tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:
  • Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
  • Có TK 334 – Phải trả CNV.
Khi xuất vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng, ghi: 
  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
  • Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công  đoàn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi:
  • Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
  • Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác.

Khi trích hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phần được trừ vào tiền lương phải trả của cán bộ công nhân viên, ghi:

  • Nợ TK 334 – Phải trả CNV
  • Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác.

Khi xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng sản xuất, ghi:

  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
  • Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

Trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn cần phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ khác nhau, ghi:

  • (1) Nợ TK 142 – Chi phí trả trước
  • Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (100% giá trị).
  • (2) Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
  • Có TK 142 – Chi phí trả trước (theo mức phân bổ cho từng kỳ).

Khấu hao TSCĐ đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi:

  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
  • Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

Đối với các chi phí khác có liên quan gián tiếp đến hoạt động của phân xưởng sản xuất như chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi phí điện nước, tiếp khách, ghi:

  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
  • Có TK 111, 112, 331.

Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang tài khoản Chi phí SXKD dở dang để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ghi.

  • Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
  • Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
  • Có TK 622 – Chi phí NC trực tiếp
  • Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đang dùng ởphân xưởng sản xuất, ghi:

  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
  • Có TK 335 – Chi phí phải trả.

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp nhân viên quản lý phân xưởng trong kỳ kế toán, ghi:

  • Nợ TK 622 – Chi phí NC trực tiếp
  • Nợ TK 627 – Chi phí SX chung
  • Có TK 335 – Chi phí phải trả.

Nếu có phế liệu thu hồi nhập kho, ghi:

  • Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
  • Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.

Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, ghi:

  • Nợ TK 155 – Thành phẩm
  • Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.

Trường hợp sản phẩm hoàn thành.không nhập kho, mà được giao ngay cho khách hàng tại phân xưởng, ghi:

  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
  • Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.

Kết luận

Trên đây là chi tiết về nghiệp vụ kế toán cho doanh nghiệp sản xuất, cũng như định khoản các nghiệp vụ thường gặp trong quá trình kế toán sản xuất. Kế toán cho doanh nghiệp sản xuất không phải là một công việc đơn giản và nếu không có đủ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thì rất dễ mắc sai sót và gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sản xuất của bạn mới thành lập nên chưa có bộ phận kế toán? Hoặc bạn có thể đã tuyển kế toán vào làm việc trực tiếp tại Văn phòng, nhưng không hiệu quả, bởi vì:

  • Chi phí thuê nhân viên kế toán khá cao, nhất là đối với những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động
  • Chính sách thuế thay đổi thường xuyên, dẫn đến cá nhân làm kế toán không cập nhật kịp thời thông tin thay đổi chính sách thuế, kế toán, bảo hiểm. Dễ gây ra những rủi ro về pháp lý cho doanh nghiệp
  • Nhân sự kế toán thường xuyên thay đổi, làm ảnh hưởng đến công tác kế toán tại Doanh nghiệp như: Số liệu thừa thiếu, chứng từ thất lạc, báo cáo sai sót, không có người giải trình quyết toán thuế.

Đến với dịch vụ kế toán – báo cáo thuế TpHCM của chúng tôi, bạn sẽ có những lợi ích rất lớn như sau:

  • Giảm chi phí nhân sự kế toán thuế, cụ thể: Tuyển dụng 1 nhân viên kế toán, Doanh nghiệp phải trả lương tối thiểu từ 6-8 triệu đồng lương/tháng + chi phí liên quan (chỗ ngồi, BHYT, BHXH…). Sử dụng dịch vụ kế toán – báo cáo thuế của Minh Nhi N2N, chỉ từ từ 500.000đ/tháng và không phát sinh thêm bất kể một khoản chi phí nào.
  • Chủ doanh nghiệp được thông báo và tư vấn về những văn bản pháp luật Thuế, Kế toán, Bảo hiểm kịp thời để vận dụng, tránh sai sót, vi phạm pháp luật.
  • Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc làm việc với Cơ quan Thuế. Nên Doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm khi bị Thanh kiểm tra thuế.
  • Tính ổn định trong hoạt động kế toán và báo cáo thuế của công ty bạn sẽ rất cao. Minh Nhi N2N luôn thực hiện các báo cáo gửi cơ quan Nhà nước chính xác, kịp thời.

Đăng ký dịch vụ kế toán – báo cáo thuế trọn gói tại Minh Nhi N2N , quý Công ty không cần thiết có kế toán viên hay kế toán trưởng chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ thay mặt công ty của bạn thực hiện các vấn đề về kế toán và thuế một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kế toán, thuế hoặc các vấn đề khác của doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp. Chúc bạn thành công!

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Minh Nhi N2N

Địa chỉ: 91 Nguyễn Thanh Tuyền, Phường 2, Quận Tân Bình

Tel: 0989.139.333

Email: [email protected]

Website: https://minhnhi.vn

Tư vấn kế toán – thuế cho doanh nghiệp

Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ