Thành lập công ty TNHH một thành viên không phải là việc đơn giản đối với những người lần đầu khởi nghiệp. Chuẩn bị hồ sơ như thế nào, thủ tục ra sao, cần những điều kiện gì…đều là những thứ bạn cần nắm rõ. Vì thế hôm nay Minh Nhi N2N sẽ giúp bạn tìm hiểu tất tần tật về Điều kiện thành lập công ty TNHH một thành viên nhé.
Bảng Tóm Tắt Nội Dung
Công ty TNHH một thành viên là gì?
Khái niệm về Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Ưu và nhược điểm của công ty TNHH một thành viên
Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này đó là:
- Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
- Có thể tự mình thành lập doanh nghiệp mà không cần tìm đối tượng hợp tác, cổ đông khác cùng góp vốn. Hoặc một tổ chức có thể tách vốn, đầu tư thêm lĩnh vực khác, thành lập công ty con
- Một ưu điểm vượt trội của công ty TNHH một thành viên so với doanh nghiệp tư nhân đó là Chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý dựa trên số vốn điều lệ của công ty, vì thế ít gặp rủi ro về tài chính hơn so với doanh nghiệp tư nhân khi chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.
- Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên gọn gàng, linh động. Thủ tục thành lập đơn giản hơn loại hình công ty TNHH hai thành viên và công ty cổ phần.
Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm đáng kể sau đây mà nếu quyết định thành lập công ty TNHH một thành viên thì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng:
- Bạn không được phát hành cổ phiếu cho công ty TNHH một thành viên. Do đó khả năng huy động vốn sẽ bị hạn chế. Công ty sẽ khó huy động được một khoản vốn lớn để có thể triển khai những dự án kinh doanh lớn.
- Chủ sở hữu của Công ty TNHH 1 thành viên không được rút vốn trực tiếp. Mà phải rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
- Chịu sự quản lý của pháp luật chặt chẽ hơn loại hình doanh nghiệp tư nhân.
- Nếu muốn huy động thêm vốn của tổ chức, cá nhân khác thì chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên sẽ phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần
- Tiền lương của Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Bạn có thể tham khảo thêm về đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp khác tại đây nhé: Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?
Điều kiện thành lập công ty TNHH một thành viên
Điều kiện về chủ sở hữu công ty
Cá nhân hoặc tổ chức đứng tên thành lập công ty xây dựng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị Nhà nước cấm thành lập công ty. Cụ thể như sau:
- Công dân đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân
- Không thuộc các trường hợp dưới đây
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
Điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh
Luật doanh nghiệp đã quy định rõ, bạn được phép đăng ký kinh doanh bất cứ ngành nghề nào nhà nước không cấm. Tuy nhiên đối với một số ngành nghề có điều kiện thì ngoài giấy phép đăng ký kinh doanh như thông thường, bạn cần phải có chứng chỉ hành nghề, hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn trật tự,… hoặc các yêu cầu khác tùy vào ngành nghề đó.
Bạn có thể tham khảo thêm về danh sách các Ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại đây.
Dưới đây là danh sách các ngành nghề bị cấm kinh doanh tại Việt Nam:
- Kinh doanh vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự chuyên dùng của các lực lượng vũ trang
- Kinh doanh chất nổ, chất độc, chất phóng xạ
- Kinh doanh chất ma tuý
- Kinh doanh mại dâm, dịch vụ tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em
- Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc
- Kinh doanh các hoá chất có tính độc hại mạnh
- Kinh doanh các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng
- Kinh doanh các sản phẩm văn hoá phản động, đồi trụy, mê tín, dị đoan hoặc có hại đến giáo dục nhân cách
- Kinh doanh các loại pháo
- Kinh doanh thực vật, động vật hoang dã
Về các điều kiện khác
Các điều kiện về vốn điều lệ, tên công ty, địa chỉ công ty cũng như người đại diện theo pháp luật, bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây nhé: Muốn thành lập công ty cần những điều kiện gì?
Thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên
Thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên khá đơn giản, gồm có các bước cơ bản sau đây:
- Đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1.1 Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ.
1.2 Nộp hồ sơ
1.3 Nhận giấy phép kinh doanh
1.4 Công bố thông tin - Làm những thủ tục pháp lý về nhận diện công ty
2.1 Khắc dấu
2.2 Thông báo mẫu dấu
2.3 Treo biển tại công ty
2.4 Lập tài khoản ngân hàng
2.5 Thông báo số tài khoản ngân hàng
2. 6 Mua chữ ký số - Cuối cùng, hãy đăng ký và khai báo thuế
3.1 Đăng ký thuế điện tử
3.2 Nộp thuế môn bài
3.3 Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
3.4 Thực hiện nghĩa vụ thuế
Những thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên tuy không quá phức tạp nhưng đối với những người mới làm lần đầu thì có thể sẽ gặp nhiều khó khăn và gây ra việc mất nhiều thời gian cũng như phát sinh chi phí không cần thiết. Hãy đến với Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của Minh Nhi N2N để tiết kiệm 30% chi phí và 50% thời gian bạn nhé.
Đồng thời chúng tôi cũng sẽ tư vấn cụ thể cho bạn mọi kiến thức pháp lý trong và sau quá trình thành lập công ty, để bạn yên tâm phát triển doanh nghiệp của mình.
Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về Điều kiện thành lập công ty TNHH một thành viên. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua nút Liên Hệ ở góc phải màn hình, hoặc qua các kênh sau, Minh Nhi N2N luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn miễn phí:
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Minh Nhi N2N
Địa chỉ: 91 Nguyễn Thanh Tuyền, Phường 2, Quận Tân Bình
Tel: 0989.139.333
Email: [email protected]
Website: https://minhnhi.vn
Chúc bạn thành công!