Việc thành lập doanh nghiệp chế xuất đòi hỏi các điều kiện đặc biệt, vì vậy trước khi bắt đầu, bạn cần phải có kiến thức về quy trình, thủ tục và các quy định của pháp luật đối với loại doanh nghiệp này. Vậy hãy cùng Minh Nhi N2N tìm hiểu chi tiết về điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất qua bài viết này nhé!
Bảng Tóm Tắt Nội Dung
Thế nào là doanh nghiệp chế xuất?
Theo khoản 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP hoạt động chế xuất được định nghĩa như sau:
20. Hoạt động chế xuất là hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.
Cũng trong nghị định này nêu rõ, doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.
Như vậy, có thể hiểu doanh nghiệp chế xuất là những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.
Các hoạt động của doanh nghiệp chế xuất
Theo quy định của Nhà nước, các hoạt động doanh nghiệp chế xuất được và không được thực hiện bao gồm các nội dung sau đây:
- Doanh nghiệp chế xuất được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động chế xuất bảo đảm ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác;
- Doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động chế xuất và các hoạt động kinh doanh khác phải được hạch toán riêng;
- Không được sử dụng tài sản, máy móc thiết bị được hưởng ưu đãi về thuế áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh khác.Nếu sử dụng tài sản, máy móc thiết bị được hưởng ưu đãi về thuế để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác thì phải hoàn trả ưu đãi về thuế đã được miễn, giảm theo quy định pháp luật.
- Được thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động chế xuất. Chi nhánh được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất nếu:
- Thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế; và;
- Đáp ứng các điều kiện (1) và (2) như đối với doanh nghiệp chế xuất nêu phía dưới.
- Nếu không đủ mặt bằng để bố trí kho lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động chế xuất thì doanh nghiệp chế xuất được thuê mặt bằng ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế để thực hiện lưu giữ hàng hóa nếu đáp ứng được các điều kiện (1) và (2) nêu phía dưới. Kho lưu giữ hàng hóa này được đưa vào sử dụng kể từ ngày được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan.
- Người lao động làm việc tại doanh nghiệp chế xuất không phải khai báo hải quan khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào doanh nghiệp này và ngược lại.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất
Khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định rõ các điều kiện khi nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp chế xuất cần phải đáp ứng. Các nội dung quan trọng bao gồm:
- Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất phải được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra vào (1)
- Phải bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (2)
- Doanh nghiệp chế xuất muốn được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động. Các điều kiện này được quy định chi tiết tại Điều 28a Nghị định 18/2021/NĐ-CP như sau:
- Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập – xuất – tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.
- Có hệ thống camera quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh camera được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng
- Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp chế xuất
Theo quy định tại Điều 39 Luật Đầu tư 2020 thì thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc về:
- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư đối với:
- Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
- Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
- Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu chế xuất.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất
Tùy theo cách thức tiến hành làm thủ tục mà hồ sơ cũng như trình tự có đôi chút khác biệt, cụ thể như sau:
Thành lập doanh nghiệp chế xuất và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cùng lúc
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Thời hạn giải quyết là trong thời gian tối đa 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ thông báo kết quả cho nhà đầu tư;
Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ ghi mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi trả kết quả cho nhà đầu tư.
Thành lập doanh nghiệp chế xuất và xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không cùng lúc
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Các tài liệu về dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thời hạn giải quyết là trong thời gian tối đa 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ thông báo kết quả cho nhà đầu tư;
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp cùng với Gấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Thành lập doanh nghiệp chế xuất khi dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư.
- Bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp GCNĐKĐT hoặc ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại GCNĐKĐT khi cấp.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho nhà đầu tư
Bên cạnh việc xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, thì hồ sơ cũng như thủ tục đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp chế xuất cũng tương tự như các loại doanh nghiệp khác, bạn có thể tham khảo cụ thể tại đây: Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp
Kết luận
Hoạt động xuất khẩu là một lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng phát triển tại Việt Nam, vì thế thành lập doanh nghiệp chế xuất cũng là một bước đi tốt dành cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, để thành lập và hoạt động một doanh nghiệp chế xuất thành công, bạn cần phải tuân thủ các quy định pháp luật, tìm hiểu kỹ về thị trường và đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm. Nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ về việc thành lập doanh nghiệp chế xuất, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Với đội ngũ chuyên gia có thâm niên nhiều năm trong nghề, là những luật sư – chuyên gia tài chính hàng đầu về kinh doanh cũng như pháp lý, luôn tận tâm với khách hàng. Minh Nhi N2N sẽ mang đến cho bạn sự yên tâm và đảm bảo tốt nhất về quyền lợi và giá trị mà bạn sẽ nhận được.
Sự hài lòng và lợi ích của khách hàng luôn là mục tiêu lớn nhất của chúng tôi.
Chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp để hỗ trợ bạn trong quá trình thành lập doanh nghiệp của mình.
Bạn chỉ cần làm 1 bước duy nhất, đó là chuẩn bị Bản sao hợp lệ các giấy tờ cá nhân gồm thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập.
Còn lại tất cả các thủ tục và giấy tờ khác, Minh Nhi N2N sẽ làm hết giúp bạn. Đồng thời chúng tôi cũng sẽ tư vấn cụ thể cho bạn mọi kiến thức pháp lý trong và sau quá trình thành lập, để bạn yên tâm phát triển doanh nghiệp của mình.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua nút Liên Hệ ở góc phải màn hình, hoặc qua các kênh sau, Minh Nhi N2N luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn miễn phí:
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Minh Nhi N2N
Địa chỉ: 91 Nguyễn Thanh Tuyền, Phường 2, Quận Tân Bình
Tel: 0989.139.333
Email: [email protected]
Website: https://minhnhi.vn
Cảm ơn bạn! Chúc bạn thành công
Bảng giá dịch vụ thành lập công ty tại TpHCM