Thủ tục giải thể hộ kinh doanh cá thể

Bạn đang đối diện với tình huống cần giải thể hộ kinh doanh cá thể của mình và muốn tìm hiểu về thủ tục cần thiết? Quá trình giải thể hộ kinh doanh cá thể là một quy trình pháp lý quan trọng để kết thúc hoạt động kinh doanh và chấm dứt trách nhiệm pháp lý. Cùng tìm hiểu các bước thực hiện qua bài viết dưới đây của Minh Nhi N2N.

thu tuc giai the ho kinh doanh ca the

Quy trình, thủ tục giải thể hộ kinh doanh

Giải thể hộ kinh doanh cá thể là quá trình chấm dứt hoạt động kinh doanh của một cá thể kinh doanh. Có nhiều lý do khiến bạn quyết định giải thể, bao gồm sự thay đổi trong kế hoạch kinh doanh, khó khăn tài chính, hoặc sự thay đổi cá nhân của chủ sở hữu.

Để thực hiện việc giải thể hộ kinh doanh, bạn thực hiện theo các bước dưới đây.

Chuẩn bị hồ sơ xin giải thể hộ kinh doanh bao gồm:

  • Bản thông báo chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh (mẫu đơn xin trả giấy phép kinh doanh)
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
  • Xác nhận thanh toán đầy đủ các khoản nợ (gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện) của Chi cục Thuế
  • Sau khi kiểm tra đầy đủ tính hợp pháp của hồ sơ; cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; đồng thời thông báo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật; dẫn đến hộ kinh doanh chính thức chấm dứt hoạt động.

Trình tự thực hiện việc giải thể

Điều 77 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh của hộ cá thể như sau: chủ hộ kinh doanh sau khi nộp đơn xin giải thể thì cần phải nộp bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và hoàn thành các loại lệ phí, các khoản nợ.

Việc xem xét và xác nhận hồ sơ giải thể hộ kinh doanh hợp lệ sẽ được thực hiện theo tiến trình sau.

Tiến hành nộp hồ sơ khóa mã số thuế

Để có thể khóa mã số thuế, chủ hộ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ khóa mã số thuế bao gồm những loại giấy tờ sau và nộp cho cơ quan thuế:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế số 24/ĐK-TCT  được ban hành và có hiệu lực kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC.
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thành công Thuế của hộ kinh doanh.

Hoàn thành nghĩa vụ thuế

Sau khi nộp đơn khóa mã số thuế của hộ kinh doanh, cơ quan quản lý thuế sẽ chuyển hồ sơ trạng thái của hộ kinh doanh sang trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế đối với hoạt động kinh doanh.

Đồng thời, cơ quan thuế sẽ kiểm tra chủ hộ kinh doanh đã hoàn thành các nghĩa vụ chưa, sau đó mới có công văn xác nhận để thực hiện tiếp quy trình trả giấy phép.

Hộ kinh doanh sau đó cần phải thực hiện các nghĩa vụ thuế sau đây:

  • Nộp đủ các khoản thuế phát sinh trong thời gian hoạt động tính đến thời điểm giải thể hộ kinh doanh bao gồm các loại thuế như thuế môn bài, thuế khoán.
  • Nếu hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn thì phải làm thông báo hủy hóa đơn, cắt góc hóa đơn, nộp báo cáo tình hình của việc sử dụng hóa đơn.

Lưu ý: Mã số thuế bị khóa là mã số thuế cá nhân của chủ hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên, mã số này chỉ bị khóa trong hoạt động hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh vẫn có thể sử dụng mã số thuế cá nhân để thực hiện các nghĩa vụ thuế cá nhân bình thường.

Trả giấy phép hộ kinh doanh

Sau khi đã hoàn thành các thủ tục trong việc khóa mã số thuế bên cơ quan thuế và nhận được văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế, hộ kinh doanh sẽ thực hiện thủ tục trả giấy phép của hộ kinh doanh tại Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi đăng ký vị trí kinh doanh trước đó.

Hồ sơ trả giấy phép kinh doanh cần chuẩn bị bao gồm:

  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh (được hướng dẫn kỹ tại phụ lục III – 25 đính kèm Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)
  • Bản gốc Giấy phép hộ kinh doanh
  • Công văn xác nhận có hiệu lực về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Sau khi nhận được hồ sơ trong 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện sẽ trả văn bản xác nhận hộ kinh doanh đã trả giấy phép kinh doanh. Đến đây, thủ tục giải thể hộ kinh doanh đã hoàn thành.

Những điều cần lưu ý về việc giải thể hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh ngừng hoạt động nhưng không làm thủ tục giải thể bị xử phạt như thế nào?

Luật doanh nghiệp năm 2014 và theo điều 44 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt khi chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc làm thủ tục như sau:

  1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo hoặc nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

Các cơ quan có thẩm quyền trong việc hủy giấy phép hộ kinh doanh

Những cơ quan có thẩm quyền được phép hủy giấy phép hộ kinh doanh bao gồm:

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi hộ kinh doanh đã đăng ký thành lập.
  • Cơ quan thuế quản lý: Thực hiện các nghiệp vụ tài chính.
  • Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện: Nơi tiến hành thủ tục trả giấy phép kinh doanh.

Trên đây là những điều bạn cần biết về Thủ tục giải thể hộ kinh doanh cá thể. 

Vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể

Lệ phí và các loại thuế khi kinh doanh hộ cá thể

Chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ Giải thể hộ kinh doanh, doanh nghiệp trọn gói giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí, cũng như tránh khỏi những rủi ro pháp lý không đáng có.

Liên hệ với Minh Nhi N2N ngay hôm nay để được tư vấn và báo giá chính xác nhất!

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Minh Nhi N2N

Địa chỉ: 91 Nguyễn Thanh Tuyền, Phường 2, Quận Tân Bình

Tel: 0989.139.333

Email: [email protected]

Website: https://minhnhi.vn