Cần chuẩn bị gì khi thành lập doanh nghiệp

Khi bắt đầu hành trình kinh doanh, việc thành lập doanh nghiệp là bước quan trọng đầu tiên và yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Nếu bạn đang có kế hoạch thành lập một doanh nghiệp mới, hãy cùng tìm hiểu cụ thể cần chuẩn bị gì khi thành lập doanh nghiệp để đảm bảo thành công trong bài viết dưới đây.

Can Chuan Bi Gi Khi Thanh Lap Doanh Nghiep

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Đây là bước đầu tiên và cũng rất quan trọng cần làm rõ trong quá trình trả lời cho câu hỏi cần chuẩn bị gì khi thành lập doanh nghiệp? Minh Nhi sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này!

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay

Hiện nay, có các loại hình doanh nghiệp sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty TNHH một thành viên
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh
  • Hợp tác xã

Trong đó, có 3 loại hình được chú trọng và đăng ký thường xuyên nhất là:

  • Công ty TNHH một thành viên
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần

Cách chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

Bạn nên dựa theo số người góp vốn để quyết định loại hình doanh nghiệp ban đầu.

Thành viên góp vốn, cổ đông có quyền ra quyết định thành lập và điều hành công ty trong suốt quá trình trình tồn tại. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi hợp tác với cá nhân, tổ chức cùng thành lập công ty.

Đồng thời, cần phải xác định rõ về tỷ lệ góp vốn và trách nhiệm của các thành viên khi hợp tác, tránh xảy ra tranh chấp trong quá trình hoạt động.

Sau khi đã xác định đúng số người góp vốn, bạn hãy chọn loại hình doanh nghiệp theo quy tắc sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ và là đại diện pháp luật (loại hình này có tính rủi ro về mặt pháp lý cao, rất ít người lựa chọn).
  • Công ty TNHH một thành viên: 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ, có thể thuê mướn người đại diện pháp luật.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: gồm 2 cá nhân (hoặc tổ chức) và có không quá 50 cá nhân (hoặc tổ chức) góp vốn, có thể thuê mướn người đại diện pháp luật.
  • Công ty cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên góp vốn, có thể thuê mướn người đại diện pháp luật.

Nếu bạn muốn thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc muốn so sánh sự khác biệt giữa doanh nghiệp/công ty với hộ kinh doanh cá thể thì hãy đọc thêm Tại đây

Chuẩn bị về tên công ty, địa chỉ công ty, lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Tên công ty

Đặt tên công ty có thể phát triển thành thương hiệu riêng là điều thiết yếu khi cần chuẩn bị mở công ty. Tên doanh nghiệp gồm Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

VD: Công ty TNHH XYZ, Công ty Cổ phần The Sun

Tên công ty:

  • Không được trùng tên với công ty khác. Kiểm tra và tra cứu tên công ty tại đây.
  • Được phép đặt tên công ty bằng tiếng Anh.
  • Công ty TNHH một thành viên chỉ cần ghi loại hình là “Công ty TNHH”, không bắt buộc phải ghi “Công ty TNHH MTV”
  • Nên đặt tên công ty càng ngắn càng tốt.
  • Không nên đặt ngành nghề cụ thể vào tên công ty để dễ dàng cho việc mở rộng kinh doanh trong tương lai.

Ngành nghề kinh doanh của công ty

Doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.

Doanh nghiệp có thể đăng ký rất nhiều ngành nghề. Vì vậy, khi đăng ký, bạn nên ghi vào tất cả các ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của công ty. Thông thường, nên đăng ký từ 15 – 20 ngành nghề.

Một số ngành nghề có điều kiện, yêu cầu bạn phải có giấy phép kinh doanh hoặc vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp định). Bạn có thể đọc thêm về các quy định và danh sách cụ thể các ngành nghề có điều kiện tại bài viết sau: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Khi đăng ký ngành nghề, bạn nên ghi rõ ràng đến mã cấp 4 của ngành nghề đó. (Xem Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam)

Trụ sở công ty

Địa chỉ công ty là nơi để liên lạc, giao dịch, kinh doanh nên bạn phải chọn một địa điểm phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và cũng phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật

Luật doanh nghiệp yêu cầu bạn cần có một địa chỉ rõ ràng để làm trụ sở công ty. Đây là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Lưu ý:

  • Căn hộ chung cư không được sử dụng làm nơi đặt trụ sở chính (trừ các căn hộ dạng officetel).
  • Đối với trường hợp đi thuê mặt bằng, văn phòng hoặc nhà ở riêng lẻ để đặt trụ sở chính, nên thỏa thuận kỹ với chủ nhà về thời gian thuê, giá thuê. Tránh tình trạng phải thay đổi địa chỉ trụ sở chính sau khi đã có giấy phép kinh doanh vì người cho thuê đổi ý, không cho thuê nữa.

Tìm hiểu về các thủ tục pháp lý để thành lập doanh nghiệp

Để việc thành lập doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ cũng như quá trình hoạt động sẽ thuận lợi nhất, bạn cần phải tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan đến Chủ thể khi thành lập công ty, các vấn đề về cổ đông và vốn… cũng như các quy định liên quan. Bạn có thể đọc tất cả những gì cần biết về điều kiện thành lập doanh nghiệp tại đây: Điều kiện cần và đủ để thành lập công ty

Thủ tục thành lập công ty cũng là một yếu tố quan trọng cần tìm hiểu trước để quá trình thực hiện có thể rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí. Quá trình này gồm các bước chính sau đây:

  1. Đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
    1.1 Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ.
    1.2 Nộp hồ sơ
    1.3 Nhận giấy phép kinh doanh
    1.4 Công bố thông tin
  2. Làm những thủ tục pháp lý về nhận diện công ty
    2.1 Khắc dấu
    2.2 Thông báo mẫu dấu
    2.3 Treo biển tại công ty
    2.4 Lập tài khoản ngân hàng
    2.5 Thông báo số tài khoản ngân hàng
    2. 6 Mua chữ ký số
  3. Cuối cùng, hãy đăng ký và khai báo thuế
    3.1 Đăng ký thuế điện tử
    3.2 Nộp thuế môn bài
    3.3 Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
    3.4 Thực hiện nghĩa vụ thuế

Về chi tiết tất cả các bước thực hiện, chúng tôi đã hướng dẫn cụ thể cho bạn ở đây: Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp

Lập kế hoạch kinh doanh

Tất cả các doanh nghiệp, từ nhỏ đến lớn, đều cần một kế hoạch kinh doanh để định hướng và phát triển hoạt động của mình. Sau đây là một số chi tiết cần lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh:

  1. Phân tích thị trường: Để hiểu rõ về thị trường và đối tượng khách hàng, cần phân tích sâu về kích thước thị trường, đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng.
  2. Đặt mục tiêu: Kế hoạch kinh doanh cần phải đặt mục tiêu cụ thể và rõ ràng, bao gồm mục tiêu tài chính, mục tiêu sản phẩm và mục tiêu phát triển doanh nghiệp.
  3. Phân tích SWOT: Phân tích SWOT sẽ giúp đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp.
  4. Xây dựng chiến lược: Dựa trên những phân tích và đánh giá trên, cần xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp, bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược quảng cáo và chiến lược phân phối.
  5. Dự đoán tài chính: Từ những kế hoạch và chiến lược đã đưa ra, cần dự đoán và tính toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận và dòng tiền để đảm bảo hoạt động kinh doanh được bền vững.
  6. Đánh giá và điều chỉnh: Kế hoạch kinh doanh cần được đánh giá và điều chỉnh định kỳ để đảm bảo hoạt động đúng hướng và phù hợp với thị trường.

Việc lập kế hoạch kinh doanh là một quá trình quan trọng và đòi hỏi sự tập trung và cẩn thận. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng và đầy đủ, kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp định hướng rõ ràng và phát triển hoạt động bền vững trong tương lai.

Dịch vụ tư vấn thàn lập doanh nghiệp của Minh Nhi N2N

Như vậy là Minh Nhi N2N đã giúp bạn nắm được khái quát về việc Cần chuẩn bị gì khi thành lập doanh nghiệp rồi. Tuy nhiên với những ai chưa từng thành lập doanh nghiệp, hoặc không quen với các vấn đề pháp luật thì có thể sẽ gặp phải nhiều khúc mắc dẫn đến việc lãng phí thời gian và chi phí không cần thiết.

Hãy sử dụng Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp của chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất:

  • Với dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp của Minh Nhi N2N, bạn sẽ được hỗ trợ đầy đủ trong quá trình chuẩn bị giấy tờ, thủ tục pháp lý và xây dựng kế hoạch kinh doanh.
  • Thành lập doanh nghiệp không còn là nỗi lo. Chúng tôi cam kết đem đến cho bạn sự tư vấn chuyên nghiệp, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
  • Minh Nhi N2N là đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp lớn. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, chúng tôi sẽ giúp bạn tạo ra một doanh nghiệp bền vững và thành công.
  • Để đạt được mục tiêu của mình, hãy để chúng tôi giúp bạn xây dựng một kế hoạch kinh doanh chi tiết và chính xác nhất. Chúng tôi cam kết sẽ đưa bạn tới thành công trong việc thành lập và phát triển doanh nghiệp của mình.

Dich Vu Tu Van Thanh Lap Doanh Nghiep Tphcm 1

Mục tiêu của chúng tôi chính là sự hài lòng và lợi ích của khách hàng.

Đến với Minh Nhi N2N, bạn sẽ được chăm sóc và tư vấn bởi đội ngũ bao gồm các chuyên gia kinh doanh và chuyên gia luật am hiểu nhất trong ngành.

Cùng Doanh Nghiệp phát triển bền vững luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động và dịch vụ của chúng tôi.

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Minh Nhi N2N

Địa chỉ: 91 Nguyễn Thanh Tuyền, Phường 2, Quận Tân Bình

Tel: 0989.139.333

Email: [email protected]

Website: https://minhnhi.vn