Mở quán ăn nhỏ có cần giấy phép kinh doanh?

Bạn đang có kế hoạch mở một quán ăn nhỏ nhưng lại băn khoăn không biết liệu có cần giấy phép kinh doanh hay không? Đây là một câu hỏi khá phổ biến và nhiều người mới bắt đầu trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thường gặp phải. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này và cung cấp thông tin hữu ích về quy định pháp luật liên quan đến việc mở quán ăn nhỏ. Cùng tìm hiểu với Minh Nhi N2N nhé!

Mở Quán Ăn Nhỏ Có Cần Giấy Phép Kinh Doanh

Mở quán ăn nhỏ có cần giấy phép kinh doanh hay không?

Kinh doanh quán ăn nhỏ là một trong những cách thức kinh doanh rất phổ biến ở Việt Nam do nhu cầu cao của thị trường. Tuy nhiên, một khi kinh doanh thì cần phải tuân thủ theo pháp luật, nếu không sẽ gặp những vấn đề về pháp lý trong quá trình hoạt động.

Về vấn đề này, pháp luật đã có quy định cụ thể trong các văn bản pháp lý dưới đây:

  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Luật an toàn thực phẩm năm 2010.

Khoản 2 điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có ghi rõ:

“Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện”

Đồng thời kinh doanh quán ăn nhỏ được xếp vào loại hình dịch vụ ăn uống. Đây là loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định của Pháp luật.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Vì thế mà đáp án cho câu hỏi Mở quán ăn nhỏ có cần giấy phép kinh doanh? CÓ. Không những thế, theo Điều 34 Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, ngoài Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ sở kinh doanh quán ăn cần có thêm Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh khi mở quán ăn nhỏ

Đối với việc đăng ký kinh doanh, bạn có thể chọn một trong hai hình thức:

  • Đăng ký hộ kinh doanh
  • Đăng ký doanh nghiệp (Công ty TNHH, Công ty Cổ phần…)

Tuy nhiên với mô hình quán ăn nhỏ và mở tại một địa điểm thì bạn nên đăng ký hộ kinh doanh sẽ hợp lý hơn.

Căn cứ điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 quy định thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể như sau:

Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể tham khảo biểu mẫu trong phục lục III – 1 trong Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.

Lưu ý rằng nếu quán ăn của bạn dự kiến thuê trên 10 lao động thì cần phải đăng ký doanh nghiệp (Công ty TNHH, Công ty Cổ phần…) chứ không được đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Nếu bạn muốn thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH,… thì có thể tìm hiểu thêm về hồ sơ và thủ tục tại đây:

Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp

Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?

Thủ tục đăng ký đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho quán ăn nhỏ

Ngoài việc đăng ký kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán ăn nhỏ phải thực hiện việc đăng ký đủ điều kiện an toàn thực phẩm để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Việc đăng ký này được thực hiện tại UBND cấp huyện sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Việc có giấy phép kinh doanh và tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ giúp quán của bạn hoạt động được lâu dài, tránh những rủi ro về pháp lý mà còn mang lại sự uy tín và tin tưởng của khách hàng.

Chúng tôi hy vọng những thông tin và kinh nghiệm chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về việc mở quán ăn nhỏ và đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho sự nghiệp kinh doanh của mình.

Chúc bạn thành công và may mắn trên con đường khởi nghiệp.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua nút Liên Hệ ở góc phải màn hình, hoặc qua các kênh sau, Minh Nhi N2N luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn miễn phí:

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Minh Nhi N2N

Địa chỉ: 91 Nguyễn Thanh Tuyền, Phường 2, Quận Tân Bình

Tel: 0989.139.333

Email: [email protected]

Website: https://minhnhi.vn

Cảm ơn bạn! Chúc bạn thành công

Bảng giá dịch vụ thành lập công ty tại TpHCM